Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2023

Giải đáp nghi vấn cúng đầy tháng bé gái gồm những gì

Hình ảnh
 Trong văn hóa dân gian Việt Nam, nghi thức cúng đầy tháng được xem là một trong những nghi lễ trọng đại, nhằm cầu nguyện cho bé được bình an, tăng cường sức khỏe và may mắn trong cuộc sống. Có nhiều câu chuyện, truyền thuyết về nguồn gốc của nghi thức cúng đầy tháng, một trong số đó là câu chuyện về 12 Bà Mụ. Theo truyền thuyết, khi người mẹ mang thai, 12 Bà Mụ sẽ phụ trách nặn ra các bộ phận của đứa bé, mỗi Bà Mụ phụ trách một giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh nở. Đến khi bé được sinh ra, 12 Bà Mụ sẽ đến để đón bé về với gia đình. Để cảm ơn công lao của các Bà Mụ và cầu nguyện cho bé được bình an, gia đình sẽ làm đầy tháng cho bé gái. Việc tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái có thể được thực hiện vào các khung giờ khác nhau tùy theo vùng miền và truyền thống địa phương. Miền Bắc: trước 12 giờ; Miền Trung: 9 – 17 giờ; Miền Nam: trước 9 giờ. Ngoài ra, một số gia đình cũng chọn thời gian cúng sao cho thuận tiện với lịch trình của gia đình. Mâm cúng đầy tháng bé gái gồm những...

Có bao nhiêu lễ vật trong mâm đồ cúng đầy tháng cho bé trai?

Hình ảnh
 Trong tục lễ cúng đầy tháng thì ngoài việc chuẩn bị đồ ăn thức uống để đãi khách thì bậc cha mẹ không thể bỏ qua mâm cúng dâng tạ ơn cho 12 Mụ Bà. Họ chính là những vị thần có công nhào nặn hình hài cũng như là vị thần đỡ đầu giúp bé bình an và mạnh khỏe lớn lên. Nếu chưa có kinh nghiệm chuẩn bị các lễ vật dâng cúng thì gia đình có thể tham khảo danh sách dưới đây. - Về mâm đồ cúng đầy tháng cho bé trai dâng cho 12 Bà Mụ sẽ bao gồm: + 12 chén chè nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng chè đậu nước dừa, người Bắc cúng chè hoa cau, người Huế cúng chè đậu xanh đánh) + 12 đĩa xôi nhỏ (tùy theo vùng miền: người Nam hay cúng xôi gấc, người Bắc cúng xôi vò, người Huế cúng xôi đậu xanh cà) + 12 chén cháo nhỏ + 12 miếng thịt heo quay hoặc heo quay nguyên con + 12 ly rượu hoặc trà - Về lễ vật cúng Đức Ông sẽ gồm: + 1 con gà luộc hoặc vịt luộc + 1 tô cháo lớn + 1 tô chè lớn + 3 đĩa xôi lớn + 1 miếng thịt quay + 1 đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ) + Trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền...

Lễ cúng đầy tháng bé trai cúng chay hay mặn?

Hình ảnh
 Theo tập tục văn hóa của người Việt đối với mỗi sinh mệnh mới là sẽ tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé ngay khi tròn 1 tháng tuổi kể từ lúc “lọt lòng mẹ”. Nguồn gốc xuất phát của tín ngưỡng tâm linh này do tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Theo đó các vị thần nhận lễ mà gia đình dâng cúng chính là 12 Mụ Bà, Bà Chúa và 3 vị Đức Ông. Các vị thần này chính là mẹ đỡ đầu và người truyền thụ nghề nghiệp cho bé sau này. Bên cạnh quan niệm đứa bé được sinh ra với hình hài khỏe mạnh là do các Mụ Bà đắp nặn và che chở thì còn có thêm một quan niệm khác. Tài liệu ghi chép lại nền y tế Việt Nam thời xưa rất lạc hậu, điều kiện và mức sống thấp nên tỷ lệ tử vong của bé sơ sinh là rất cao. Nếu vượt qua được cột mốc 1 tháng tuổi thì đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Vì thế mà gia đình làm mâm lễ tươm tất vừa cảm tạ sự phù hộ của bề trên vừa ghi lại kỷ niệm đáng mừng của gia đình và những người thân thuộc. Nói về các lễ vật dâng cúng thì không có quy chuẩn cụ thể...

Đầy tháng bé trai cúng gì?

Hình ảnh
 Tương truyền trong mâm cúng đầy tháng sẽ gồm các lễ vật dâng cúng 12 Mụ Bà đó chính là xôi chè, hoa quả, trầu cau, gà luộc, heo quay, nhang đèn, trà rượu,... Và một trong những lễ vật không thể thiếu đó chính là đôi đũa hoa. Đũa hoa với cách gọi địa phương là đũa bông, được xem là lễ vật quan trọng để dâng cho Bà Chúa. Đây là vị thần cai quản việc đắp nặn hình hài của 12 Bà Mụ. Đũa hoa có đặc điểm là được vót ngược đầu đũa và thêm bông hoa ở trên đầu để giữ đúngg nét truyền thống văn hóa dân tộc. Ngoài ra đũa hoa còn được quan niệm là vật quan trọng giúp bà Mụ nặn nên hình hài đứa bé nên lễ vật này không thể thay thế vì có thể sẽ ảnh hưởng đến những điều cấm kỵ trong mâm cúng. Là một người con đất Việt hãy luôn tự hào và cố gắng phát huy nét đẹp truyền thống để dòng chảy Việt được truyền từ đời này sang đời khác không bao giờ phai. Khác với sự phóng khoáng của phương Tây thì người phương Đông rất chú trọng đến ngày giờ phong thủy và những điều kiêng kỵ trong các lễ cúng tâm linh, ...

Lễ cúng đầy tháng bé gái có cần cúng heo quay không?

Hình ảnh
 Trong lễ cúng đầy tháng bé gái và bé trai mang ý nghĩa tạ ơn thần linh và cầu sức khỏe, may mắn cho bé thì lễ vật dâng cúng rất được chú trọng. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào văn hóa vùng miền mà mỗi nơi có cách chọn lựa các món lễ khác nhau. Trong đó cúng heo quay là một trong những lễ vật truyền thống lâu đời nhưng không phải địa phương nào cũng lựa chọn. Cũng tùy thuộc vào từng địa phương mà có các chế biến khác nhau, chẳng hạn có nơi sẽ cúng đầu heo, heo miếng, heo luộc,... Nhưng một trong cách thức chế biến thân thuộc nhất chính là heo sữa quay nguyên con. Bởi theo quan niệm dân gian thì heo quay chính là biểu tượng cho sự tốt lành và suôn sẻ. Từ xưa ông bà ta cho rằng có heo mẹ trong nhà chính là tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cuộc sống ấm no và tài lộc dồi dào. Chính vì lẽ đó mà nhiều gia đình quyết định chuẩn bị heo quay sữa nguyên con trong mâm cúng đầy tháng của bé để cầu mong cho bé có được cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và viên mãn. Để chuẩn bị được heo quay nguyê...

Lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai

Hình ảnh
 Về tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai ngay khi bé vừa tròn 1 tháng tuổi đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt. Theo quan niệm tín ngưỡng lâu đời thì ông bà ta cho rằng mỗi đứa bé được sinh ra lành lặn và mạnh khỏe là do sự phù hộ và che chở của 12 Mụ Bà và 3 vị Đức Ông. Theo tín ngưỡng dân gian thì nghi lễ cúng đầy tháng là nhằm để tạ ơn 12 bà Mụ đã có công nặn ra đứa bé và phù trợ cho "mẹ tròn con vuông". Bên cạnh đó cũng là lễ ra mắt giới thiệu bé với gia đình họ hàng, mong nhận được sự bảo bọc che chở, cầu mong những điều hạnh phúc tốt đẹp sẽ đến với bé. Thông thường mâm cúng đầy tháng được chuẩn bị theo văn hóa của từng vùng miền. Mỗi nơi sẽ có quan niệm khác nhau nên mâm lễ có sự biến tấu đa dạng. Nhưng dù vậy vẫn có những món lễ vật không thể thiếu sót trong mâm cúng như: - 12 chén chè nhỏ, 3 tô chè lớn, 13 đĩa xôi - Mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo, 1 bộ đồ hình thế - 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ...

Các nguyên tắc tính ngày của mâm cúng đầy tháng cho bé trai

Hình ảnh
 Mỗi lễ cúng tâm linh diễn ra đều mang một ý nghĩa riêng và tục lễ cúng đầy tháng cũng vậy. Mục đích của nghi thức đầy tháng chính là gia đình làm mâm lễ chu đáo để dâng trả ơn cho các Bà Mụ đã dày công nhào nặn ra bé, đã chăm sóc và che chở cho bé suốt thời gian trong bụng mẹ và cho đến khi được sinh ra. Thông điệp của mâm cúng đầy tháng cho bé trai mang đến không chỉ trong yếu tố tín ngưỡng tâm linh mà còn nhiều ý nghĩa khác đối với gia đình và bé. Ngày này sẽ là thời điểm thích hợp để nhận sự thăm hỏi của mọi người bởi kể từ lúc sinh ra trong tháng đầu tiên thì sức khỏe của mẹ và bé còn khá yếu nên rất hạn chế tiếp xúc với mọi người. Chính vì thế đây là dịp để mọi người tham gia và gửi những lời cầu chúc tốt đẹp cho thành viên mới. Điều quan trọng đầu tiên mà cha mẹ chú trọng trong ngày lễ đầy tháng đó chính là lựa chọn ngày giờ tốt để tổ chức buổi lễ. Mỗi vùng miền sẽ có cách tính ngày khác nhau và các cách tính phổ biến được lưu truyền qua nhiều thế hệ là: - Nam trồi 1 nữ sụt...

Hướng dẫn cách tính ngày làm lễ cúng đầy tháng

Hình ảnh
 Mỗi đứa bé được sinh ra và xuất hiện trên cuộc đời này sẽ mang đến cho gia đình niềm hạnh phúc. Để ghi lại kỷ niệm cũng như tạ ơn đấng bề trên đã ban cho gia đình đứa bé kháu khỉnh thì khi bé tròn 1 tháng tuổi thì gia đình sẽ tổ chức nghi lễ cúng đầy tháng . Sự kiện quan trọng đầu tiên trong đời của mỗi đứa bé nên rất được bậc phụ huynh chú trọng. Nghi lễ mang nhiều ý nghĩa tâm linh như tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông đã kỳ công tạo hình hài cho bé đầy đủ và cũng là dịp để trình báo ông bà gia tiên về sự xuất hiện của thành viên mới. Ngoài ra còn là dịp để họ hàng nội ngoại, bạn bè thân thuộc thăm hỏi cũng như gửi đến những lời chúc phúc may mắn và tốt đẹp đến thành viên mới của gia đình và xã hội. Từ giai đoạn đầu của việc tổ chức đầy tháng đã được gia đình quan tâm và cân nhắc kỹ càng. Đó chính là việc chọn ngày giờ cúng sao cho đúng với phong tục để lễ cúng diễn ra trọn vẹn đúng với ý nghĩa của nó. Đối với những bậc phụ huynh trẻ ngày nay thì cách tính ngày giờ chính xác đang cần đượ...

Ý nghĩa khi làm đồ cúng đầy tháng bé trai

Hình ảnh
 Tục lễ làm đồ cúng đầy tháng bé trai theo quan niệm của dân gian sẽ mang những ngụ ý sau: - Ra mắt thành viên mới cho mọi người trong gia đình nội ngoại, những bạn bè và xóm giềng thân thiết. - Đánh dấu cột mốc quan trọng khi bé vừa tròn 30 ngày tuổi, làm buổi lễ chứng nhận “khai sinh” theo tục lệ dân gian. - Buổi lễ tạ ơn các vị thần linh đã kỳ công nặn ra hình hài và bảo vệ bé khỏe mạnh ra đời. - Nhận chúc phúc từ mọi người để tăng thêm sự may mắn và mau ăn chóng lớn. Sự tích lưu truyền về tục lễ cúng đầy tháng liên quan đến 12 Bà Mụ chịu trách nhiệm về thai sản. Họ là những vị đại tiên giúp việc cho Ngọc Hoàng với nhiệm vụ trông coi việc sinh nở và giáo dưỡng. Cụ thể các vị thần đó có tên gọi như sau: Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sanh). Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai). Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai). Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ). Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an th...

Tại sao phải làm mâm cúng đầy tháng cho bé gái?

Hình ảnh
 Cúng đầy tháng là lễ cúng quan trọng gắn liền với cuộc sống của người Việt. Nó đã trở thành tục lễ truyền thống và cái nôi văn hóa tốt đẹp. Nghi thức diễn ra nhằm thông báo sự hiện diện của thành viên mới trong gia đình, là thời khắc bày tỏ lòng biết ơn thành kính đối với các bị thần linh có công nặn hình hài cho bé và bảo vệ cho mẹ tròn con vuông, ban điềm lành. Quan niệm truyền thống lưu truyền cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé sẽ tính theo lịch âm. Có nhiều nguyên tắc tính tùy theo quan niệm văn hóa vùng miền nhưng cách tính phổ biến nhất đó chính là “nam trồi 2 nữa sụt 1”. Để dễ hiểu hơn thì đối với bé trai sẽ cúng đầy tháng sau 2 ngày so với ngày sinh âm lịch của bé. Nếu là bé gái thì sẽ làm mâm cúng đầy tháng cho bé gái sớm hơn 1 ngày so với ngày sinh âm lịch. Sở dĩ có cách tính này là do dân gian quan niệm là: - Bé trai là người phải xông xáo, đón đầu và có chí cầu tiến thì mới thành công trong công việc và đỗ đạt trong thi cử. - Bé gái chính là người giữ lửa hạnh phúc ...

Lễ cúng đầy tháng cho bé trai chuẩn bị theo quy trình như thế nào?

Hình ảnh
 Theo việc lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thì lễ cúng đầy tháng là nghi lễ quan trong trong năm tuổi đầu tiên của đứa bé. Lễ cúng diễn ra khi bé vừa tròn một tháng tuổi. Trong ngày trọng đại này thì gia đình sẽ làm lễ cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái để dâng lên đấng bề trên và mời họ hàng, bạn bè đến dự lễ cầu mong sự bình an, thông minh, may mắn cho bé. Tục lễ này có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian cho rằng mỗi đứa bé sinh ra đều nhờ công lao của các vị thần linh đắp nặn hình hài các bộ phận của bé. Vì thế mà khi em bé đủ 30 ngày tuổi thì cha mẹ làm lễ tạ ơn các vị thần linh này đã phù hộ độ trì cho bé bình an ra đời. Ngoài ra, ngày đầy tháng cũng là ngày kết thúc giai đoạn ở cữ của người mẹ. Lễ vật được chuẩn bị đầy đủ theo phong tục truyền thống và thực hiện nghi thức đúng cách để hoàn thành lễ cúng trọn vẹn. Trong mâm lễ các lễ vật phải được sắp xếp cân đối trước lư hương và đảm bảo đầy đủ lễ vật dâng cho 12 Mụ bà và Đức Ông. Đối với mâm lễ mặn sẽ có tôm, ...

Đồ cúng đầy tháng bé gái và trai gồm nghi thức nào?

Hình ảnh
 Cúng đầy tháng là lễ cúng mang đậm nét văn hóa truyền thống của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Mỗi đất nước vùng miền sẽ có cách tổ chức và chuẩn bị đồ cúng đầy tháng bé gái và trai khác nhau. Về cách thức tổ chức truyền thống của người Việt sẽ bao gồm các nghi thức như khấn vái, khai hoa và xin keo. - Về nghi thức khấn vái Trước khi tiến hành thì người đại diện của lễ cúng đầy tháng sẽ thắp nhang và trình bày mục đích khi thực hiện nghi thức này. Để chọn được người đại diện thì thường là ông bà nội ngoại, những người lớn tuổi trong gia đình hoặc là cha mẹ của bé. Sau đó cha hoặc mẹ sẽ thắp nhang lên bàn thờ tổ tiên với trang phục gọn gàng và lịch sự. Tiếp đến thì cha hoặc mẹ sẽ bế bé ra trước bàn cúng và bắt đầu khấn vái theo văn khấn đã được chuẩn bị trước. Trong quá trình thực hiện nghi thức thì chủ lễ cần bày tỏ tấm lòng chân thành và thái độ thành khẩn, tôn trọng để kính cẩn mời chư vị thần linh tề tụ về thụ hưởng lễ vật. Thêm vào đó là phải nói rõ địa ...

Cúng đầy tháng cho bé trai chè gì chuẩn phong tục?

Hình ảnh
 Lễ cúng đầy tháng diễn ra với mục đích cầu mong những điều tốt đẹp đến với bé nhân ngày bé vừa tròn 30 ngày tuổi. Để thực hiện buổi lễ thì không thể nào quên chuẩn bị mâm lễ dâng cúng lên đấng bề trên. Trong đó văn hóa người Việt thì luôn phải có xôi chè và nếu không có thì đó sẽ là một thiếu sót lớn và làm mất đi ý nghĩa quan trọng của tục lễ. Là lễ cúng tạ ơn Mụ Bà và Đức Ông nên phải chuẩn bị đủ 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn, 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn. Theo quan niệm dân gian thì xôi cúng đầy tháng thường là xôi gấc mang ngụ ý của sự may mắn, cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Sự dẻo dai, thơm ngon của từng hạt nếp trong đĩa xôi tượng trưng cho hình ảnh mạnh khỏe và hạnh phúc của bé. Vị ngọt ngào của chè cầu mong cho tương lai của bé hạnh phúc ngọt ngào. Điều thú vị trong lễ cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái đó là sự khác nhau về chè cúng. Theo quan niệm người xưa thì bé trai sẽ chọn chè đậu trắng hoặc đậu đỏ nấu với nước dừa để dâng lễ cho 12 bà Mụ. Bởi vì họ tin rằng...

Cúng đầy tháng cho bé gái chọn ngày như thế nào?

Hình ảnh
  Cúng đầy tháng cho bé gái và bé trai chính là một trong những dấu ấn đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người. Ngày bé tròn 1 tháng tuổi kể từ khi sinh ra thì cha mẹ sẽ làm mâm cúng đầy tháng để tạ ơn thần linh và cầu sức khỏe, bình an cho bé. Một nguyên tắc tính ngày phổ biến theo truyền thống đó là “gái sụt 2 trai sụt 1”, nghĩa là cha mẹ sẽ tổ chức lễ cúng trước 2 ngày theo ngày sinh âm lịch cho bé gái và cúng trước 1 ngày theo ngày sinh âm lịch cho bé trai. Chẳng hạn như bé sinh ngày 18/5 âm lịch thì lễ cúng 1 tháng tuổi cho bé gái sẽ cúng vào ngày 16/6 âm lịch và bé trai sẽ cúng vào ngày 17/6 âm lịch. Giờ cúng đẹp được lựa chọn nhiều nhất là vào sáng sớm hoặc trong khoảng thời gian từ 7h sáng đến trước 12h trưa. Bởi lẽ buổi sáng không khí sẽ mát mẻ và trong lành thích hợp cho việc tổ chức cúng bái và sau buổi lễ thì mọi người có thể tề tựu cùng nhau dùng cơm để gắn kết tình đoàn kết. Mỗi vùng miền sẽ mang nét văn hóa đặc trưng riêng nên mâm lễ cúng cũng được biến tấu đa dạng và...

Mâm cúng đầy tháng mang những ngụ ý gì theo quan niệm dân gian?

Hình ảnh
 Theo quan niệm dân gian lưu truyền thì mỗi đứa bé được sinh ra là do 12 vị Tiên Nương hay còn gọi là Mụ Bà đắp nặn. Họ chính là những vị thần giúp việc cho Ngọc Hoàng và chịu trách nhiệm quản việc đầu thai. Mỗi người sẽ phụ trách công việc khác nhau như người nặn tay, người nặn chân, người vẽ mắt, người vẽ miệng,.... Hình hài đứa bé xấu hay đẹp cũng là do các bà. Chính vì thế mà vào ngày đầy tháng hay đầy năm thì gia đình phải làm mâm lễ cảm tạ các bà. Đồng thời cũng được xem là buổi lễ cầu bình an cho bé mau ăn chóng lớn, khỏe mạnh. Mâm cúng đầy tháng được chuẩn bị khi em bé đã trải qua 30 ngày tuổi và là cột mốc quan trọng đầu tiên trong cuộc đời. Trong vòng 1 tháng đầu thì bé sẽ không được đặt tên vì thời gian này tỷ lệ tử vong vô cùng cao, ông bà ta cho rằng nếu đặt tên sẽ mang lại điềm không may cho bé. Khi vượt qua khoảng thời gian này thì em bé đã thoát được hết ⅔ của những rủi ro trong năm tuổi đầu tiên của cuộc đời. Đầu xuôi đuôi lọt, sau một tháng bé vẫn còn mạnh khỏe, ...

CÁC QUY TRÌNH CHUẨN BỊ VỀ MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG BÉ TRAI

Hình ảnh
 Lễ vật được chuẩn bị đầy đủ và sắp xếp mâm cúng đầy tháng bé trai đẹp mắt thì gia đình tiến hành nghi thức cúng. Để lễ cúng diễn ra thuận lợi thì gia đình thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Đầu tiên người đại diện sẽ thắp nến và khấn vái cúng bà Mụ Bước 2: Đọc nội dung văn khấn bài cúng đầy tháng Bước 3: Sau khi đọc xong bài cúng đầy tháng thì cầu nguyện, chúc phúc cho bé được khỏe mạnh, bình an, mau ăn chóng lớn Bước 4: Tiếp đến mẹ bế bé ra thắp hương và khấn vái những điều may mắn cho trẻ Bước 5: Khi đã xong gia đình sẽ thực hiện nghi thức đặt tên cho bé. Bên cạnh phải tuân theo các bước tiến hành thì một trong những điều được gia đình quan tâm nữa là chọn giờ cúng tốt cho bé. Có nhiều cách chọn giờ cúng hoàng đạo mà gia đình có thể tham khảo, cách được người xưa lựa chọn nhiều nhất là chọn giờ hợp tuổi theo con giáp của bé. Tuổi Tý: theo các chuyên gia phong thủy nên cúng vào giờ Ngọ nhằm tăng tài vận, hỗ trợ đường công danh và sức khỏe cho bé. Tuổi Sửu: Giờ thích hợp nhất l...

Mâm cúng đầy tháng bé gái được chuẩn bị lễ vật như thế nào?

Hình ảnh
 Lễ cúng tròn 1 tháng tuổi hay còn gọi là lễ đầy tháng là một trong những tục lễ truyền thống của người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Nhân ngày trọng đại này các gia đình thường chuẩn bị các lễ vật thịnh soạn để dâng cúng đấng bề trên. Trong mâm cúng đầy tháng bé gái và bé trai nên được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn cho bà Mụ chúa. Mâm lễ được sửa soạn hương hoa, trầu cau cùng nhang đèn trà rượu đặt lên bàn cúng. Mâm cúng được đặt ở nơi bé nằm hoặc phổ biến hơn là đặt giữa nhà hướng quay ra ngoài cửa chính. Người chủ lễ sau khi chuẩn bị đầy đủ, ăn mặc lịch sự sẽ tiến hành thắp nhang và đọc lời khấn vái. Sau nghi thức này thì gia đình tiến hành nghi thức khai hoa và nghi thức xin keo. Nghi thức khai hoa còn được gọi với tên thân thuộc là “bắt miếng”. Bé sẽ được đặt trên bàn giữa, cha mẹ rót trà thắp hương và xin phép thần linh tiến hành. Người chủ ...

Nghi thức cúng đầy tháng bé trai gồm những gì?

Hình ảnh
 Đầy tháng chính là dịp đặc biệt để giới thiệu sự xuất hiện của thành viên mới đồng thời còn là lễ tạ ơn đến các bậc bề trên đã bảo vệ và che chở mẹ tròn con vuông. Bởi tín ngưỡng tâm linh này mà mọi người rất chú trọng đến việc thực hiện các quy trình cúng đầy tháng bé trai sao cho chuẩn nhất. Để hiểu rõ hơn về lễ cúng và cách thức tiến hành thì tuân theo các bước sau: - Bước 1: Chuẩn bị lễ vật và sắp xếp mâm cúng Các lễ vật được lên danh sách để tránh trường hợp thiếu sót hoặc quá thừa. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật thì bắt đầu bày biện toàn bộ vật phẩm lên bàn cúng. Sắp xếp các lễ vật sao cho ngay ngắn, bắt mắt thể hiện sự chỉn chu và trang trọng. - Bước 2: Tiến hành nghi thức khấn vái Gia đình cử người làm đại diện để tiến hành nghi thức. Người đại diện ăn mặc chỉnh tề, quỳ trước bàn lễ đồng thời thắp hương và đọc văn khấn đã được chuẩn bị sẵn. Giọng đọc to, rõ ràng và mạch lạc để các Mụ Bà, Đức Ông và ông bà gia tiên có thể nghe thấy mà chứng giám. - Bước 3: Nghi thức khai h...

Lý do phải đặt gạo muối lên bàn cúng đầy tháng bé gái

Hình ảnh
  1/ Nghi thức kết thúc lễ cúng đầy tháng bé gái ở 3 miền Bắc, Trung, Nam có gì khác biệt? Đối với khu vực miền Bắc và miền Trung thì bé sẽ nhận được lì xì và lời chúc từ những người thân sau khi lễ cúng kết thúc. Nhưng đối với miền Nam thì sẽ tiến hành thêm nghi thức “bắt miếng”. Theo đó thì người đại diện sẽ bế bé đặt giữa nhà, tiến hàng rót trà, thắp hương và khấn vái. Sau khi nhang tàn một nữa thì bế bé bằng một tay, tay còn lại cầm nhánh hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc: “ Mở miệng ra cho có bông có hoa Mở miệng ra cho kẻ thương người mến Mở miệng ra cho có bạc có tiền Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến” Đây là những lời cầu chúc tốt đẹp giúp bé mau biết đi biết nói, lớn lên ngoan ngoãn và khỏe mạnh. 2/ Tại sao phải đặt gạo muối trên bàn cúng Một trong những lễ vật không thể thiếu trên bàn cúng đầy tháng bé gái đó chính là gạo và muối. Đây là 2 thứ không thể thiếu trong các bữa ăn của người Việt, không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn mang ý nghĩa đặc biệt trong tín ngưỡng tâ...